đến chùa lễ Phật, thành tâm cầu khấn hồng ân chư Phật, chư đại Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng gia hộ cho bản thân và gia đình mạnh khoẻ, tai qua nạn khỏi,..

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đức Ông được tạc tượng và thờ tự trong tất cả các chùa viện Phật giáo ở Việt Nam, thường được Phật tử và tín chủ cầu xin chuyện công danh, tiền bạc, con cái, v.v... Vậy Đức Ông là ai? Đức Ông sống cùng thời với Đức Phật lịch sử của chúng ta, hiệu là Cấp Cô Độc, tức là chu cấp cho hết thảy những người cô đơn, nghèo khổ, bệnh tật.

van-khan-duc-ong-o-chua

Về góc độ lịch sử, Ngài là vị thí chủ lớn nhất đối với Đức Phật và Tăng đoàn. Ngài từng phủ khắp khu vườn của thái tử Kì Xà Đà bằng vàng để thái tử đồng ý nhượng lại khu vườn để xây dựng nơi chốn cho Phật và Tăng đoàn có chỗ tịnh tu. Đối với Phật Pháp, Ngài có công lớn hộ pháp và truyền bá chính pháp.

Về góc độ thần thông, Ngài là đại hộ pháp của Phật Môn. Ngài hiện ở đời cũng do trách nhiệm này nên Ngài có công năng thấy hết mọi kho tàng, tài bảo trên thế gian, không cầu cũng giàu có, phong túc không ai bằng. Tài bảo đó Ngài dùng cúng dường Tam Bảo, bố thí cho kẻ cùng khốn, nên ở Ngài đầy đủ hạnh Phổ Hiền, đức Từ Bi.

Xét về góc độ nào thì Đức Ông cũng là nhân vật có công lớn lao với Phật Pháp, ở hàng cư sĩ mà hộ trì chính pháp, đầy đủ hạnh Từ, Bi, Hỉ, Xả, tế độ quần manh. Do đó, ban Đức Ông luôn được đặt bên tay trái của ban Tam Bảo (tay phải là ban Thánh Hiền), chủ ý rằng hoằng pháp là thánh hiền, hộ pháp là hàng cư sĩ tại gia. Khi vào lễ chùa, ta cũng vào từ cửa tay trái, tới ban Đức Ông lễ trước vì Ngài có công xây chùa, tạc tượng. Nếu quá túng thiếu (tiền bạc, tình cảm, con cái, v.v...) cũng có thể tới cửa Đức Ông kêu cầu. Với hạnh Từ Bi, Ngài sẽ tùy duyên toại nguyện cho chúng sinh.

Theo phong tục cổ truyền, trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ Phật giáo, Tết nguyên đán, hoặc những ngày gia đình có việc hệ trọng, người Việt thường đến chùa lễ Phật, thành tâm cầu khấn hồng ân chư Phật, chư đại Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng gia hộ cho bản thân và gia đình mạnh khoẻ, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hoà thuận, thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc v.v. Tuy nhiên, việc sửa soạn đi lễ chùa, hoặc sắm lễ vật để đi lễ chùa, người đi lễ cần phải biết những quy định căn bản của nhà chùa mà người hành lễ phải tuân thủ.

1. Lưu ý

- Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…

- Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

- Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…

2. Thứ tự hành lễ ở Chùa cần theo thứ tự như sau:

1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

3. Văn khấn Ban Đức Ông

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là ..........................................
Ngụ tại .....................................................
Cùng cả gia đình thân tới cửa Chùa .....................trước Ban Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh nhà Chùa.

Thiết nghĩ: Chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Cẩn nguyện!


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

văn khấn lễ chùa đình đền miếu phủ sửa lễ văn khấn dâng lễ hạ lễ hóa vàng


ThẠCá cách xem tướng người sac những nét phá tướng ở phụ nữ Phong thủy phòng cưới những con số trong phong thủy sức điện thoại hợp mệnh bộ ngực của phụ nữ tu vi Tử vi trọn đời tuổi Đinh Sửu nam Lễ Giỗ Tứ Kiệt cuộc sống độc thân con người nhật bản xem tử vi Xem bói cô nàng tuổi nào dễ đồng hồ hỏng cách hóa giải mệnh vô chính diệu tử vi người sinh ngày Canh Dần Sao Hóa kỵ Duyên áo cho người vai xuôi mẹo phong thủy cầu con kỷ mùi mệnh gì canh dần 1950 mạng gì tướng răng cửa Tử vi tháng 6 năm 2016 Sao đại hao ví tiền tuổi hơi tiết Xử Thử hiện bếp gần nhà vệ sinh Thất Xích lưu niên cung bảo bình 11 2 ngọ Diem Bao giải đáp giấc mơ thấy rụng răng thôi Thái Dương tọa cung Tử Tức cung ách đôi tai bảo bình nữ Đinh Huong Tài cung Song Ngư hợp với cung nào 20 Lục sát Hội Bình Đà Xếp hạng chỉ số cảm xúc EQ của 12 cách tính net cash flow Thiện nghiệp tiết Đại hàn chủ họa phúc để cách làm đẹp sau sinh tại nhà đá phong thủy là gì thái âm kiêng kị phong thủy đối với phụ nữ số bế tắc Ông Đông