Trong tam hợp cục địa chi: Thân, Tý, Thìn hợp Thủy; Hợi, Mão, Mùi hợp Mộc; Dần, Ngọ, Tuất hợp Hỏa; Tỵ, Dậu, Sửu hợp Kim, nếu hợp cục phù hợp với mệnh cục thì
Xem về hình xung hóa hợp của can chi (P3)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

1. Lục hợp địa chi, có sự phân biệt

Điều này nghĩa là nếu trong mệnh cục địa chi hỷ bị hợp mất thì sẽ giảm điều tốt; còn địa chi kỵ bị hợp thì sẽ giảm đi điều xấu. Ngoài ra, hợp cục địa chi còn có thể xóa bỏ hình, xung không tốt.

Ví dụ: Mệnh cục hỷ địa chi Tý, nhưng nếu nó bị địa chi Sửu hợp hóa Thổ thì sẽ làm giảm đi sự tốt lành; ngược lại, nếu mệnh cục kỵ Tý mà Tý bị địa chi Sửu hợp hóa Thổ thì mức độ xấu sẽ giảm đi. Hoặc nếu mệnh cục hỉ Tý, nhưng lại gặp Ngọ tương xung, lúc này nếu có Mùi hợp Ngọ thì sẽ hóa giải được tương xung giữa Tý và Ngọ.

Điều cần chú ý là, địa chi trong lục hợp phải nằm ở vị trí sát nhau, như địa chi ngày sát địa chi tháng hoặc địa chi giờ, nếu nằm gián cách thì sẽ không hợp được.

Ngoài ra, các trường hợp như 2 Mão hợp với 1 Tuất, 2 Tuất hợp với 1 Mão, 2 Dần hợp với 1 Hợi, 2 Hợi hợp với 1 Dần gọi là đối hợp.

(Ảnh minh họa)

2. Địa chi tam hợp, luận cát luận hung

tốt, kỵ với mệnh cục thì xấu.

Ví dụ: Mệnh cục hợp Thủy, nếu trong địa chi xuất hiện Thủy cục Thân, Tý, Thìn tam hợp thì được xem là tốt, còn nếu mệnh cục kỵ với Thủy mà trong địa chi lại có Thủy cục Thân, Tý, Thìn tam hợp thì bị xem là xấu.

Ngoài ra, nếu trong địa chi chỉ xuất hiện Thân, Tý hoặc Tý, Thìn hợp Thủy; Hợi, Mão hoặc Mão, Mùi hợp Mộc; Dần, Ngọ hoặc Ngọ, Tuất hợp Hỏa; Tỵ, Dậu hoặc Dậu, Sửu hợp Kim thì gọi là bán hợp cục. Trong bố cục này cũng phải có sự kết hợp gần kề nhau mới tốt. Nhưng dù là tam hợp cục hay bán hợp cục thì đều sợ gặp xung, tạo thành phá cục.

3. Địa chi tam hội, xem tốt xấu một cách linh hoạt

Phương hướng tam hội của địa chi như sau: Dần, Mão, Thìn hội ở hướng Đông thuộc Mộc; Tỵ, Ngọ, Mùi hội ở hướng Nam thuộc Hỏa; Thân, Dậu, Tuất hội ở hướng Tây thuộc Kim; Hợi, Tý, Sửu hội ở hướng Bắc thuộc Thủy. Cũng giống như tam hợp cục của địa chi, nếu hội cục hợp với mệnh thì tốt, còn kỵ với mệnh thì xấu.

Ví dụ: Mệnh cục hợp với Thủy, trong địa chi xuất hiện Hợi, Tý, Sửu hội ở hướng Bắc thuộc Thủy thì tốt; ngược lại, mệnh cục kỵ với Thủy mà trong địa chi lại xuất hiện Hợi, Tý, Sửu hội ở hướng Bắc thuộc Thủy thì xấu. Về mặt lực lượng, uy lực của địa chi tam hội lớn hơn uy lực của tam hợp cục, còn uy lực của tam hợp cục lớn hơn uy lực của lục hợp cục. Do vậy, nếu trong địa chi có cả tam hợp cục và tam hội cùng xuất hiện thì thông thường các nhà tướng số bỏ qua hợp mà xét đến hội.

(Theo Thuật tướng số cổ đại Trung Quốc)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Xem về hình xung hóa hợp của can chi (P3)


hình xăm theo ngũ hành mệnh thổ khâm sao cát tường năm Dậu cúng gà cay phong thuy鎈 cửa lấy chồng tuổi nào đất tháng giêng Tình duyên của người tuổi Dần nhóm quy Lễ Cầu Ngư Ở Mân Thái Sao Quả tú bàn làm việc đặt dưới xà ngang Thân cư Thê Tuất kỷ tỵ Kình Phái Thiên Lương Sao Bạch Hổ tiểu thương bỏ chợ 89 mệnh gì bạch dương cung mọc song tử phong thủy cầu tài lộc kết hôn với thần linh dac tinh moc cách cài đặt internet cho tivi panasonic giáp tuất mối Đại Đức Sơn Nhân thần phong thủy cây trúc nhật phong thủy cửa nhà sau hướng nằm tốt NhÃÆ hóa giải ngũ hoàng đại sát giản Nước Sao Đào Hoa Phan quà Valentine giÃÆ cấu tạo của đá Obsidian Tình duyên trong nhà năng Xử Nữ dóng van khan chiết xuất và định tính flavonoid kiểu tóc những con giáp kỵ nhau