Chùa Bồ Tát có bề dày lịch sử, có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, nơi ghi dấu ấn ba vị tu thành Phật - di tích có kiến trúc và điêu khắc nghệ thuât tiêu biểu.
Chùa Bồ Tát - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Bồ Tát còn có các tên gọị chùa Thượng Phúc tự (theo địa danh của làng), Chùa Bảo Tháp (Bảo Tháp tự). Chùa thuộc thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Chùa Bồ Tát được xây dựng từ thời Lý, vị sư tổ đầu tiên là Lý Thâm (một vị hoàng thân quốc thích). Đến đầu thế kỷ 14, có một vị cao tăng họ Hồ (gọi là Hồ Bà Lam) đến tu tại chùa, đã bỏ tiền của ra tu bổ, mở rộng chùa và chiêu tập trẻ mồ côi cũng như những người thất cơ lỡ vận để cứu giúp nuôi dưỡng. Người đời tôn xưng ông làm Bồ Tát và đặt tên cho chùa là chùa “Bồ Tát”. Ngài tu ở chùa cho đến khi Hoàng thái hậu Minh từ Hồ Thuận Nương (mẹ vua Trần Nghệ Tông) về lánh nạn Chiêm Thành đánh phá Thăng Long. Nhà sư thấy bà tướng mạo cốt cách quả là người nhân hậu, có căn duyên nên đã trao truyền Y Bát rồi tự lên giàn hỏa, hóa Phật. Đó là ngày 14 tháng Tư.

Vị Bồ Tát thứ ba đến tu tại chùa chính là bà Minh từ Hồ Thuận Nương. Bà người huyện Diễn Châu, Nghệ An, lấy vua Trần Minh Tông, sinh ra hai con đều làm vua (Trần Hiến Tông 1329 – 1341, Trần Nghệ Tông 1370 – 1372). Từ khi trông coi chùa Bảo Tháp, trong hơn ba năm, bà tu sửa chùa, lại xây thêm chùa Phúc Khê (còn gọi là chùa Dâu thờ Pháp Vũ) ở cuối làng. Khi triều đình đón bà về kinh, đúng lúc có đám mây ngũ sắc sà xuống bao phủ, khi mây tan, bà đã hóa. Dân liền lập miếu thờ ngay trên nền đất nhà cũ, gọi là miếu Minh từ.

Trên đất Thượng Phúc trong khoảng thời gian thịnh đạt của đạo Phật đã có 3 người tu đắc đạo, được nhân dân tôn thờ.

Chùa Bồ Tát có diện tích : 5788m2, mang nét nghệ thuật thế kỷ 17-18. Tam quan chùa là một tòa nhà ba gian, liền phía trước hai tường hồi là hai cột trụ trên đỉnh được trang trí hình con nghê. Qua tam quan vào sân chùa, trong có hai bảo tháp lớn hình bát giác ba tầng.

cổng chùa
Cổng Chùa Bồ Tát

Qua sân đến nhà tiền đường, đầu hồi là hai cột trụ lớn trên đỉnh trụ đắp hình bốn chim phượng. Bờ nóc nhà tiền đường được trang trí lưỡng long chầu nguyệt, các góc mái trang trí hình con ly. Trên khung nhà tiền đường được trang trí cảnh Đường Tăng đi thỉnh kinh cùng ba đồ đệ. Sát tường hậu và tiền đường có xây bệ thờ đức Thánh Hiền và đức Chúa Ông.

Ở hai bên tiền đường đặt tượng thờ các vị Thập điện Diêm vương, La Hán, Hành Giả, Quan Âm Nam Hải và Quan Âm tọa sơn. Nằm hai bên đầu thượng điện một sân hẹp là nhà phương đình tám mái với bộ khung chạm khắc hình rồng mây, ly, quy, phượng là nơi thờ vị sư tổ Hồ Bà Lam.

Hậu cung được nối liền với tiền đường tạo thành một nội thất thống nhất. Giữa hậu cung là bệ thờ các đức Phật Tam Thế, A Di Đà, Thích Ca, Bồ Tát, các quan Nam Tào, Bắc Đẩu.

Chùa Bồ Tát còn giữ được nguyên bản 11 đạo sắc (chủ yếu của miếu Minh từ) cùng nhiều vật quý giá: Bia đá khắc năm Quang Thái thứ Nhất (1388) thời Trần Thuận Tông (1388-1398). Bia gỗ “Mộc Bản” khắc năm trùng tu chùa: Bảo Thái Ất Tỵ (1725), chiêng đồng đúc năm Gia Long thứ 12 (1813), khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ ba (1843) và nhiều tượng phật cổ quý giá, nhiều đồ thờ cúng bằng ngọc, bằng ngà, bằng bạc.

Năm 1990, Chùa Bồ Tát đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa. Chùa Bồ Tát có bề dày lịch sử, có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, nơi ghi dấu ấn ba vị tu thành Phật. Chùa còn là một di tích có kiến trúc và điêu khắc mang giá trị nghệ thuât tiêu biểu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tài năng cung bảo bình thu sim phong Mau ngo Phong thủy Tu kỷ hợi Giật mình bếp lửa hồng y nghia điềm báo giấc mơ thấy người thân suc khoe 12 trực giac khan ong tao Sao Dưỡng nể vợ đàn ông tốt tot 6 buôn Sao Thiếu Dương ở cung mệnh Lời Phật dạy Sao Bác Sĩ tướng hàng xóm cách trấn trạch nhà La so con cÃƒÆ tướng ngu đần Hội Thượng Phước họa NHÂM THÂN Cung mệnh Hứa và sinh chòm sao may mắn trong tháng 7 giáp coi tướng qua khuôn mặt trá nhÃƒÆ ngu hôn lễ vòng thái tuế tướng người tốt xấu nÃƒÆ Cung sửu nuoi sao tủ vi ảnh bàn thờ cưa Cự Giải Äà tha thứ đế cung sao phong thuy