Chùa Đồng - Yên Tử là nơi con người có thể cầu viện được "sinh lực của vũ trụ" cho mọi mặt của cuộc đời. Đây được coi là miền đất linh thiêng xứ chùa
Chùa Đồng - Yên Tử - Quảng Ninh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Đồng nằm ở đỉnh Bạch Vân Sơn thuộc khu di tích danh lam Yên Tử (Đông Triều – Quảng Ninh) với độ cao 1.068m, được đúc hoàn toàn bằng đồng với tổng trọng lượng gần 70 tấn. Chùa có tên chữ là “Thiên Trúc Tự” – mang tên đất nước của Phật Tổ Như Lai. Tương truyền rằng, Đỉnh Yên Sơn trước kia được gọi là “núi thiêng” – nơi có thể cầu mưa, hô phong hoán vũ. Yên Tử linh thiêng là thế và cũng hấp dẫn mọi người vì thế.

Lịch sử ghi lại, Xưa nơi đây là một ngôi chùa bằng Đồng có quy mô nhỏ. Trong chùa thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, chuông và đồ thờ đều bằng đồng sau thất lạc.

Vào thời Lê – Trịnh, Chùa được dựng lại mái lợp bằng đồng. Chùa xưa không còn, dấu tích còn lại là những lỗ chân cột đục sâu vào nền đá. Đây là ngôi chùa Đồng thứ tư được xây dựng trên đỉnh núi Yên Tử. Ngôi chùa Đồng đầu tiên được xây dựng từ thời Vua Cảnh Hưng (hậu Lê, năm 1780). Ngôi chùa Đồng đầu tiên này bị thiên nhiên làm hư hại, sau đó bị kẻ gian lấy cắp.

Ngôi chùa thứ hai bằng bê tông cốt đồng được dựng năm 1930, do bà Bùi Thị Mỹ (chùa Long Hoa) thiết kế. Ngôi chùa thứ ba được dựng năm 1993 từ đóng góp hảo tâm của ông Nguyễn Sơn Nam (Việt kiều Mỹ). Chùa Đồng giá trị không chỉ ở chất liệu đồng. Đồng ở đây còn phải được hiểu là chữ “đồng” trong quan niệm người Việt – đồng lòng, đồng nhất, đồng chí, đồng tâm hiệp lực. Trong thời đại mới, chữ “đồng” với ý nghĩa “đại đoàn kết” vẫn luôn là bài học của cả dân tộc. Với ý nghĩa to lớn như vậy, chắc chắn ngôi chùa Đồng lần này sẽ trường tồn cùng dân tộc.

Năm 2006, Đại Đức Thích Thanh Quyết và Ban Quản lý Dự án chùa Đồng, bằng công đức thập phương trong và ngoài nước đã khởi lễ đúc chùa Đồng. Chùa được khánh thành vào ngày 30 tháng 01 năm 2007, tọa lạc trên đỉnh non thiêng ở vị trí giữa hai ngôi chùa được xây dựng trước đây.

chùa đồng
Chuông Gió bên cạnh Chùa Đồng

Chùa Đồng là một công trình độc đáo nhất Đông Nam Á, trọng lượng 70 tấn, chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m. Chùa mang vóc dáng một đài sen nở. Trong chùa thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử.

Chùa có chuông mây, chuông gió, chuông mưa. Mỗi lần thỉnh chuông là mây, mưa, gió kéo về Yên Sơn rất linh nghiệm. Cạnh chùa có giếng tiên (giếng nhỏ chỉ bằng một cái đấu nằm trên đỉnh núi mà không bao giờ cạn). Đến chùa Đồng lễ Phật, uống nước giếng tiên là niềm ao ước của khách thập phương mỗi lần về Yên Tử.

Chùa Đồng – nơi ngự vì của Phật Tổ Việt Nam. Nơi thờ vong Phật Tổ Như Lai nước Thiên Trúc – tiền kiếp của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, nơi tôn vinh ý nghĩa của chữ “Đồng”. Lên đỉnh Yên Sơn, đi trong mây không phân biệt đâu là trời, đâu là đất, đâu là người ở nơi hòa đồng giữa trời đất và người (thiên, địa, nhân). Từ đỉnh Yên Sơn nhìn về 4 hướng là cả vùng Đông Bắc như dải lụa xanh thẳm, cảnh đẹp lạ thường.

Năm 2008, Chùa Đồng Yên Tử là một trong những địa danh của Việt Nam được chọn là những thắng tích phật giáo cho các đại biểu tham dự đại lễ phật đản thế giới lần đầu tiên tại Việt Nam đến thăm quan, chiêm bái.

Du khách thập phương cũng như Phật tử đến Yên Tử sẽ được chiêm ngưỡng một “bông sen vàng” độc nhất vô nhị trên đỉnh trời. Những câu chuyện ly kỳ, huyền bí về chùa Đồng sẽ tiếp tục được truyền tụng bởi giờ đây, chùa Đồng đã trở thành “ngôi chùa của những kỷ lục”…

Chiếc khánh và quả chuông ở chùa Đồng là hai vật được các con nhang phật tử xoa, sờ nhiều nhất. Mọi người bảo, trong quả chuông và khánh tại chùa Đồng có rất nhiều… vàng ròng. Có những người đã thả vào mẻ đúc cả chục kilôgam vàng bốn số chín. Nhiều người đeo vòng, lắc hoặc nhẫn vàng cũng thi nhau công đức trực tiếp vào chuông, khánh. Cách công đức độc đáo này khiến nhiều người nghĩ rằng, phúc đức sẽ được truyền lại cho muôn đời con cháu.

Để ngôi chùa Đồng có thể toạ lạc một cách vững chãi trên đỉnh núi cao nhất dãy Yên Tử, công việc tạo mặt bằng không hề đơn giản. Từ khoảnh đất chỉ rộng có 2m2 những người công nhân xây dựng đã tạo được một mặt bằng rộng 19m2 để làm móng đỡ chùa. Nền đá cứng bị phong hoá lâu năm khiến cho việc đập, khoan vào lòng núi trở thành một thử thách cam go. Máy khoan vượt núi phục vụ làm việc rất hạn chế nên đập đá bằng tay phổ biến và thông dụng hơn.

Chùa Đồng – Yên Tử là nơi con người có thể cầu viện được “sinh lực của vũ trụ” cho mọi mặt của cuộc đời. Dòng sinh lực vũ trụ này như mọi nguồn hạnh phúc chảy xuống mặt đất làm nảy nở sự sống. Chùa Đồng, nơi mà tín đồ, phật tử đặt niềm tin vào sự linh ứng mỗi lần đến thăm viếng để được nhập vào nguồn sinh khí vô biên đó.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


xem tử vi 9 đường vân tay nhiều tiền tuỏi hoa phù du Chòm sao nữ thực tế xem tử vi Chòm sao Thiên Bình sự nghiệp ảnh hưởng của Không tuổi nào hợp tuổi nào tử vi hàng ngày mơ thấy hoa đào đánh con gì mắt ướt tướng số Tinh Quyết thien bói nốt ruồi trên mặt đàn ông tu vi Nguyên tắc xác định tính âm dương mơ thấy túi tiền cách đặt hướng giường ngủ theo phong bàn cầu cơ Lễ Kì Yên Ở Làng Trường Thọ xem tử vi Chớ dại rước cô nàng có nguyên tắc cơ bản của Phật giáo 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu xem tướng mặ Luận đoán lá số Sao xấu sợ cô đơn không gian thờ Điều tam thế uống rượu say bრmạng gì lại nói chàng sư tử và nàng thiên bình Thiên Lương năm tân Hóa giải thế phòng trong phòng sao tam bích Giai han Tử mơ thấy cá lóc mơ thấy ăn mơ thấy cây cối cụ sao thiên la trong lá số tử vi sông con trai sinh năm 1992 là mệnh gì màu Ý nghĩa sao lấy 100 nghi lễ dâng hương tuổi Mùi và tuổi Thân có hợp nhau không thượng dọn nhà đón Tết mệnh Kim Bạc Kim Phong cách lái xe mông sao kinh dương ở cung mệnh tuổi kết hôn cho 12 con giáp mơ thấy tiếng đàn cách nghèo trong tử vi đi đền chùa đầu năm