Đền Giá tọa lạc tại địa phận thôn Cẩm La, xã Đông Cao (Phổ Yên), tỉnh Thái Nguyên. Mỗi năm, đền Giá có hai kỳ lễ hội: Kỳ thứ nhất và Lễ hội chính
Đền Giá - Thái Nguyên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Nhắc tới hội Gióng, mọi người thường nhớ làng Phù Đổng, Gia Lâm (Hà Nội), nơi tương truyền chàng trai Phù Đổng đứng lên đánh giặc. Tuy nhiên, ngoài làng Phù Đổng, ở Việt Nam còn có 4 ngôi đền khác liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng, trong đó có một ngôi đền ở Thái Nguyên, đó là Đền Giá. Đền Giá tọa lạc tại địa phận thôn Cẩm La, xã Đông Cao (Phổ Yên), tỉnh Thái Nguyên.

Hàng năm vào ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng Âm lịch tại đền sẽ diễn ra lễ hội truyền thống.

Tương truyền, thời Hùng Vương thứ 6, nước ta bị giặc Ân xâm lược. Cậu bé làng Phù Đổng bỗng lớn vụt dậy, cầm quân đi đánh giặc. Một lần, khi đang đuổi giặc qua vùng đất thuộc địa phận huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), thì trời tối, rừng cây rậm rạp, không rõ lối đi mà cánh quân của Phù Đổng đã thấm mệt. Lúc đó, một người dân địa phương đi đến, chỉ đường rồi cùng đoàn quân đi đánh giặc. Giặc tan, đất nước trở lại thanh bình, nhà vua phong cho chàng trai làng Phù Đổng là Phù đổng Thiên Vương (nhân dân vẫn gọi là Thánh Gióng), người dân địa phương có công giúp Phù Đổng đánh giặc được phong là “Mạnh Điền Quốc Vương” và cho nhân dân địa phương được thờ cúng. Từ đó, nhân dân địa phương dựng lên một ngôi miếu nhỏ làm bằng gỗ, lợp mái tranh để thờ cúng.

Sang đến thời Lê, khi nền văn hoá dân tộc bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ, đền Giá được xây dựng với quy mô to, đẹp. Trải qua thăng trầm lịch sử, đền Giá đã được sửa chữa nhiều lần, nhưng vẫn giữ được kiến trúc ban đầu. Ngôi đền không chỉ là nơi người dân địa phương cũng như khách thập phương thể hiện đời sống tâm linh mà nó còn thể hiện những tinh hoa trong kiến trúc của dân tộc. Khu đền có hai toà nhà: Nhà tiền tế ở phía trước rộng 5 gian và hậu cung rộng 3 gian đều có các phần kiến trúc bằng gỗ chạm trổ tinh vi, phong phú với các kiến trúc cuối Lê đầu Nguyễn. Phần tường xây ở hậu cung, đốc nhà…có đắp nổi các hình hoa lá và long, li, quy, phượng.

Mỗi năm, đền Giá có hai kỳ lễ hội. Kỳ thứ nhất – lễ hội chính, từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng, có rước kiệu trên là những chiếc “dò” (làm bằng tre tươi bào mỏng, nhuộm màu đỏ, vàng) tượng trưng cho roi sắt của Thánh Gióng; dân chúng khắp trong làng ngoài xã mang lễ vật tới đền tế lễ. Xưa, trong những ngày lễ hội có đánh đu, vật, hát trống quân, hát ví nhưng nay đã mai một. Kỳ thứ hai, chỉ tổ chức trong ngày 9 tháng 4 âm lịch. Ngày lễ hội, dân chúng dâng xôi, gà tế lễ trong đền. Đặc biệt, đồ lễ còn có một mâm cơm, ba nong cà – những thức ăn mà theo truyền thuyết, chàng Gióng từng ăn rồi vươn vai đứng dậy lên đường đánh giặc Ân. Hiện nay, kỳ lễ hội này lại được tổ chức vào ngày 30/4 âm lịch hàng năm.

Đền Giá còn là nơi diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại của huyện Phổ Yên. Ngày 22/8/1945, tại ngôi đền này đã diễn ra hội nghị cán bộ chủ chốt để thành lập chính quyền cách mạng lâm thời đầu tiên của huyện, góp phần vào cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 của tỉnh Thái Nguyên. Với giá trị kiến trúc và ý nghĩa lịch sử như vậy Đền Giá đã được xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


bạch dương bảo bình binh can not bã² Ha xem tử vi Những cấm kị trong phong thủy Môn bà tưng có bơm ngực không bảo bình có hợp với song ngư Hôn nhân tuổi Mão cung Hổ Cáp Đón xem bói vết bớt trên cơ thể con giáp khó thành công trước tuổi 30 hướng dẫn kê giường theo phong thủy mẫu quầy lễ tân đẹp Sao tả phù tướng giàu nghèo nghệ tuong mơ thấy chân dính bùn nhÒ Chet binh tuat Khuôn mặt chiêu xem tướng phụ nữ đa tình cặp đôi sư tử bảo bình văn khấn cầu tự có người yêu Tết Hạ Nguyên Hội Chọi Trâu tay Học tử vi hưởng phúc báo Giải mọng Sao Thiên Việt đặt tên tốt cho con cung Tý bản lĩnh phòng the trí tuệ thin an ghế mạnh mẽ Núi Tham Lang MÃ y mơ thấy đàn bi bắt bệnh qua khuôn mặt đàn ông sao ân quang cách thiết kế báo tường con giáp càng về già càng may mắn gi bảng khan atilde cương ngày 30 tháng 7 bói tên 1