10. Lễ cưới đã chuẩn bị sẵn vấp phải lễ tang,
tính sao đây?

Đó là trường hợp "Ưu hỷ trùng phùng". Vui và buồn dồn vào một lúc. "Sinh hữu hạn, tử vô kỳ", cuộc đời thì có hạn nhưng ai biết trước chết vào lúc nào. Theo lễ nghi thì khi trong nhà còn tang, trên đầu còn có vành khăn trắng, nhất là đại tang thì tránh mọi cuộc vui. Nhưng lễ cưới đã chuẩn bị sẵn, nếu quá câu nệ thì quả gay go cho cả hai gia đình, nhiều trường hợp tình duyên đôi lứa dở dang, nhất là các gia đình cả đôi bên đều ông già bà cả, có khi đợi đến bảy, tám năm sau chưa hết tang. Vì vậy tục lệ xưa cũng có khoản "trừ hao" : "Cưới bôn tang, tức là cưới chạy tang". Khi đó người chết nằm tạm trên giường, đắp chăn chiếu lại, chưa nhập quan, hoặc gia đình có thể tự làm thủ tục khâm liệm, nhập quan nhưng chưa làm lễ thành phục. Theo nghi lễ, nếu chưa thành phục thì trong nhà chưa ai được khóc. Hàng xóm tuy có biết nhưng gia đình chưa phát tang thì chưa đến viếng, trừ thân nhân ruột thịt và những người lân cận tối lửa tắt đèn có nhau, coi như người nhà.

Trong khi đó, cả hai gia đình chuẩn bị gấp đám cưới cũng làm đủ lễ đưa dâu, đón dâu, yết cáo gia tiên, lễ tơ hồng... nhưng lễ vật rất đơn sơ, thành phần giản lược, bó hẹp trong phạm vi gia đình và một vài thân nhân. Khách, bạn đã mời cũng miễn, sẽ thông cảm sau. Công việc cưới, gả xong xuôi mới bắt đầu phát tang. Cô dâu chú rể mới, trở thành thành viên của gia đình, chịu tang chế như mọi con cháu khác. Nếu hai gia đình thông cảm cho nhau, có thể trong một ngày, từ sáng đến trưa cưới dâu, chiều tối phát tang cũng xong.

Trường hợp nhà có đám cưới mà hàng xóm lân cận có đám tang thì sao?

Người biết phép lịch và lòng nhân ái không bao giờ cười đùa vui vẻ trước cảnh buồn thảm của người khác. Gia đình có giáo dục, hiểu biết không bao giờ cho phép con cháu nô đùa ầm ỹ hoặc mở băng nhạc inh ỏi khi hàng xóm có việc buồn. Trong trường hợp trên, vẫn tiến hành lễ cưới bình thường nhưng không nên đốt pháo, mở băng nhạc và ca hát ầm ĩ, tránh tình trạng kẻ khóc người cười. Trường hợp có quốc tang cũng như vậy.

 



"Thọ mai gia lễ" là gia lễ nước ta hay Trung Quốc? "Ba cha tám mẹ" là những ai? "Chúc thư" là gì? "Cư tang" là gì? Vì sao có tục "Mũ đai gai chuối và chống gậy"? "Năm hạng tang phục" là gì? Cha mẹ có để tang con không? Tại sao cha mẹ không đưa tang con? Đám tang trong ngày Tết tính liệu ra sao? Lễ cưới đã chuẩn bị sẵn vấp phải lễ tang tính sao đây? Người đi dự đám tang nên như thế nào? Đi đường gặp đám tang nên như thế nào? Người sắp chết có những dấu hiệu gì báo trước? Trong giờ phút thân nhân hấp hối, cần làm gì? Sau khi thân nhân chết, gia đình cần làm gì? Tại sao có tục hú hồn trước khi nhập quan? Chết đã cứng, làm thế  nào để bỏ lọt vào áo quan? Những vật liệu gì lót vào áo quan? Tại sao trước khi khâm liệm lại đưa người chết nằm xuống đất? Sau lễ thành phục, trước khi an tán làm những gì? Những người điều hành công việc trong lễ tang. Lễ an táng tiến hành như thế nào? Hơi lạnh ở xác chết - Cách phòng Tại sao? Tại sao? Và tại sao? Hiện tượng "Quỷ nhập tràng" Lễ "Ba ngày" tính từ ngày nào? Lễ "Cúng cơm trong trăm ngày" có ý nghĩa gì? Làm lễ Chung thất và Tốt khốc có chọn ngày không? Lễ nào là lễ trọng? Sau khi hết tang làm lễ trừ phục thế nào? Vì sao có tục đốt vàng mã? "Chiêu hồn nạp táng" là gì? "Hình nhân thế mạng" là gì? Tại sao phải cải táng? Khi nào không nên cải táng? "Thiên táng" là gì? "Đất dưỡng thi" là gì? Tại sao kiêng không đắp mộ trong vòng tang? Tại sao phải cất mộ ban đêm hoặc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc hoặc nếu làm ban ngày thì phải có lán che? "Ma trơi" hay "Ma chơi"?


Về Trang Phong Tục Việt Nam


dà Sao Mà vムphật tịnh niết bàn tuong trung niên phát tài Huong đoán Facebook Giờ tốt vân tốt sao Trực phù cung dẠn Hợp tuổi cần tránh coi chỉ tay cách xem tướng mạo con người tã¹y để Sân vườn cách làm cổng nhà đẹp chùa thiên mụ CA Xem boi Già lam cung thúy Mệnh chủ cổ Nhân Quả TrÃÆ năm giáp tý Cách hóa giải Tam Sát năm 2018 Nhàn khám phá Thập Thần 济南 các lễ hội ngày 5 tháng 6 âm lịch kỹ o Thầy tướng số tốt hay xấu Cung song tử Mùi Coi bói ông Công khắc tinh may mắn trong tình yêu cấm tinh